Kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường
Ngày đăng: 07/05/2022 11:29 AM

    KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP  MỚI THÀNH LẬP 

    Tương tự Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý quan trọng nhất trong bộ “hồ sơ môi trường” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ hơn, thay vì lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các bạn sẽ thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trườngKế hoạch bảo vệ môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Kế hoạch bảo vệ môi trường đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Phòng Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.


    Khi nào phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

    Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện KHBVMT. Một nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.

    Cơ quan nào xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường?

    Có 02 cấp xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

    • Sở TNMT tỉnh/thành phố;
    • Phòng TNMT quận/huyện.

    Để xác định doanh nghiệp bạn thuộc cơ quan nào phê duyệt, bạn tra cứu theo hướng dẫn ở mục sau nhé.

    Đối tượng nào sẽ phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

    Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:

    • Tra cứu cột (2): loại hình dự án.
    • Tra cứu cột (5): quy mô dự án.

    Nếu dự án của bạn thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (5) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nếu dự án của bạn không thuộc cột (2) của Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì bạn xem xét đến lượng phát thải của dự án như sau:

    • Dự án có phát sinh nước thải (cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 20m3/ngày đến dưới 500m3/ngày;
    • Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ;
    • Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày;

    Hướng dẫn phân cấp loại dự án thuộc phê duyệt của Sở TNMT hay Phòng TNMT như sau:

    Dự án có KHBVMT thuộc xác nhận cấp tỉnh (Sở TNMT) 

    Dự án có KHBVMT thuộc xác nhận cấp tỉnh (Sở TNMT)

    Dự án thuộc cột (5) Phụ lục II – Nghị định 40/2019/NĐ-CP

    Dự án thuộc cột (5) Phụ lục II – Nghị định 40/2019/NĐ-CP

    Dự án có phát sinh nước thải (cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 50m3/ngày đến dưới 500m3/ngày

    Dự án có phát sinh nước thải (cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 20m3/ngày đến dưới 50m3/ngày

    Dự án có phát sinh khí thải từ 10.000m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ

    Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000m3 khí thải/giờ đến dưới 10.000m3 khí thải/giờ

    Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 5 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày

    Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 5 tấn/ngày

    Dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao (tra cứu theo Phụ lục IIa – Nghị định 40/2019/NĐ-CP)

    Dự án thực hiện trên 02 địa bàn huyện trở lên

    Căn cứ lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

    • Luật Bảo vệ môi trường;
    • Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
    • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

    Hồ sơ cần thiết phải có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

    Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

    • Giấy chứng nhận đầu tư;
    • Giấy đăng ký kinh doanh;
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;
    • Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên,…
    • Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

    Quy trình lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

    Kế hoạch bảo vệ môi trường có được tạo lập bởi chủ dự án mà không phải thông qua đơn vị tư vấn. Quy trình thực hiện như sau:

    • Khảo sát hiện trạng dự án & các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh;
    • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu của dự án;
    • Lập Kế hoạch BVMT;
    • Kiểm tra Kế hoạch BVMT tại dự án dưới sự tham gia của lãnh đạo Sở TNMT/ Phòng TNMT và các chuyên gia;
    • Hoàn thiện chỉnh sửa Kế hoạch BVMT và trình xác nhận.

     Thời gian lập & phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường?

    • 30 – 45 ngày làm việc.

     

    CÔNG TY TNHH TM DV CÔNG NGHỆ PHỐ XANH

    Hotline: 0254 3737 200 – 097 428 0167 (Mr. Phi)

    Email: philh.phoxanh@gmail.com

    Địa chỉ: 27B Nguyễn Tất Thành, P. Phước Trung, Tp Bà Rịa, Tỉnh BR-VT

    Liên Hệ

    Giám đốc

    0974280167

    philh.phoxanh@gmail.com

    Tư vấn

    0972716393

    dinhhuyen.phoxanh@gmail.com

    Kỹ thuật

    0974280167

    binhdtt.phoxanh@gmail.com

    Fanpage Facebook

    Đối tác

    Hỗ trợ khách hàng

    Rất tiếc chúng tôi không online tại thời điểm này, hãy để lại lời nhắn để chúng tôi liên hệ với bạn...

    Zalo
    Hotline